Tỏi đen có tác dụng gì với sức khỏe

0
2012
Tac dung cua toi den 3
Tac dung cua toi den 3
93 / 100

Tỏi đen là thành phẩm được lên men từ tỏi trắng, trong điều kiện nghiêm ngặt về nhiệt độ, độ ẩm và thời gian. Ăn tỏi đen đúng cách giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa nhiều bệnh như cảm cúm, tim mạch hay thậm chí là ung thư.

Tỏi đen có tác dụng gì với sức khỏe

Tỏi đen là gì?

Tỏi đen vốn dĩ không có trong tự nhiên. Tỏi đen là thành phẩm khi ta ủ tỏi trắng mà thành. Tỏi trắng đã trải qua quá trình lên men, trong điều kiện nghiêm ngặt về nhiệt độ (60 độ C đến 90 độ C) và độ ẩm dao động từ 80 đến 90 độ. Thời gian lên men khá dài, kéo dài trong khoảng từ 20 – 50 ngày. Với mức thời gian, nhiệt độ và độ ẩm như vậy nên nhờ đó, tỏi trắng được lên men thành tỏi đen nhánh và hàm lượng các hoạt chất trong tỏi đen tăng lên rất nhiều lần so với tỏi trắng khi sử dụng.

Tỏi tươi có thành phần chính là alliin, hợp chất này dễ bị enzym alliinase thủy phân thành allicin. Còn tỏi đen do có quá trình lên men nên hàm lượng các nhóm hoạt chất đã tăng lên nhiều như các hợp chất sulfur hữu cơ, polyphenol, đường Fructose, đặc biệt hàm lượng hoạt chất chính là S-allyl-L-cystein (SAC) tăng lên gấp 4 – 5 lần so với tỏi thường. Do vậy, tỏi đen có tác dụng mạnh và khác so với tỏi thường.

Tỏi đen có tác dụng gì với sức khỏe

Nói chung thì tỏi đen khá dễ ăn, khác hoàn toàn với tỏi trắng vì không còn có mùi hôi và hăng. Tỏi đen có vị ngọt, dẻo, khi bóc không dính tay. Hơn nữa, do không có hoặc ít mùi hăng, nên có thể ăn tỏi đen mỗi ngày để tăng cường sức khỏe mà không sợ bị hôi miệng.

Tác dụng của tỏi đen có thể bạn chưa biết?

Tỏi đen có khá nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe và sắc đẹp, bạn nên tham khảo các tác dụng sau đây của tỏi đen và sử dụng nhiều hơn nha.

1. Giúp chống ung thư và giảm cholesterol.

Sau một quá trình chế biến, ủ và lên men đã biến tỏi tươi bình thường thành tỏi đen. Trong tỏi đen này có chứa hợp chất S-allylcysteine, và một dẫn xuất của amino acid cysteine được thấy có hàm lượng lớn hơn nhiều so với tỏi tươi. Hai thành phần này có thể làm giảm cholesteron và giảm nguy cơ bị ung thư.

Theo một vài nghiên cứu cho thấy chất S-Allyl cysteine trong tỏi đen có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu và làm giảm cơ hội hình thành mảng bám trong động mạch. Ngoài ra, S-Allyl cysteine còn được chứng minh là có công dụng điều hòa huyết áp, bảo vệ tim mạch, tăng cường khả năng miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ hệ tiêu hóa…. Ngoài ra dịch chiết tỏi có hiệu lực hạn chế phát triển tế bào khối u, thực sự rất tốt cho sức khỏe đúng không nè.

2.Giúp phòng chống và hỗ trợ điều trị ung thư

Nghiên cứu cho thấy các hợp chất sulfur hữu cơ, dẫn chất của tetrahydro carboline có trong tỏi được hình thành từ quá trình lên men có hoạt tính mạnh dọn gốc tự do và ức chế quá trình peroxy hóa lipid cao hơn tỏi thường.

Các dịch chiết từ tỏi đen có hiệu lực mạnh kháng lại các tế bào khối u, nên có thể phòng chống và hổ trợ điều trị ung thư.

Như vậy, tỏi được tạo ra sau quá trình lên men có các tác dụng sinh học hơn hẳn so với tỏi tươi thông thường chúng ta vẫn sử dụng.

3. Tác dụng làm đẹp da

Tỏi đen lên men giàu Vitamin nhóm B như B1, B3 cùng các loại dưỡng chất như axit flavin monucleotide và axit flavin dinucleotide, đặc biệt là chất xúc tác thiết yếu trong quá trình trao đổi protein. Vì vậy, ăn tỏi này thường xuyên sẽ giúp duy trì sự đàn hồi, căng mịn của làn da giúp làn da của bạn “trẻ mãi không già”.

Trong thành phần tỏi lên men chứa nhiều chất chống oxy hóa, enzym SOD và chất chống ung thư S-Allylcysteine hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, chống lão hóa cho làn da một cách tối ưu.

Tỏi đen có tác dụng gì với sức khỏe

4. Bảo vệ gan, giải độc cho gan

Các chất chống oxy hóa, vitamin có trong tỏi giúp tăng cường chức năng gan, đẩy mạnh tốc độ bài tiết chất độc khỏi cơ thể, giải độc rượu bia, thuốc lá và hóa chất độc hại. Thử nghiệm trên động vật cho thấy tỏi đen làm giảm các tổn thương gan do rượu gây ra.

5. Phục hồi chức năng sinh lý

Theo Đông y, tỏi đen vị ngọt vừa có tác dụng bổ tỳ vừa tốt cho thận, giúp bổ dưỡng khí huyết, điều hòa tỳ vị và dưỡng bổ thận. Nhìn từ góc độ dinh dưỡng hiện đại, thì các chất kẽm và selenium có trong tỏi lại có chức năng cải thiện vấn đề sinh lý của cả nam và nữ.

6. Hỗ trợ tiêu hóa, chống táo bón

Trong tỏi đen có nhiều chất xơ, đặc biệt là xơ hòa tan, có thể tác động lên nhu động ruột, giúp đẩy các chất độc hại ra khỏi đường tiêu hóa. Ngoài ra tỏi đen kích thích ăn ngon miệng và hỗ trợ tiêu hóa, rất hữu ích cho người mới ốm dậy, người đang cần bồi dưỡng sức khỏe, người già hoặc trẻ kém ăn,…

7. Bảo vệ tim mạch

Tỏi đen có công dụng làm giảm mỡ máu, ổn định huyết áp. Người dùng tỏi đen có thể tự theo dõi huyết áp và điều chỉnh giảm dần lượng thuốc tây, từ đó giảm thiểu các tác dụng phụ của thuốc.

Tỏi đen có tác dụng gì với sức khỏe

8. Tăng cường chức năng miễn dịch

Tỏi đen chứa nhiều chất chống oxy hóa và các chất khoáng quan trọng như kẽm, magie, selenium… Khi thử nghiệm với chiết xuất tỏi đen, các nhà nghiên cứu nhận thấy chúng có tác dụng kháng viêm.

9. Ổn định đường huyết, phòng biến chứng tiểu đường

Nhóm nghiên cứu của Đại học Inje (Hàn Quốc) vào năm 2008 và 2009 đã báo cáo rằng tỏi đen có tác dụng cải thiện mức độ kháng insulin, giảm mỡ máu khi nghiên cứu trên cơ thể động vật. Như vậy tỏi đen có thể được dùng để hỗ trợ điều trị tiểu đường, ngăn ngừa các biến chứng. Tác dụng này chính là nhờ các chất chống oxy hóa mạnh mẽ ở trong những củ tỏi.

10. Tốt cho xương khớp

Các gốc tự do chính là thủ phạm gây ra các bệnh về khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp, thấp khớp,… Khi sử dụng tỏi đen, các chất chống oxy hóa sẽ trung hòa những gốc tự do này, và đồng thời cung cấp bổ sung thêm khoáng chất như Ca, P, Mg, Zn… giúp cơ làm giảm tình trạng bệnh khớp.

11. Chống oxy hóa, kìm hãm lão hóa

Ngày nay ai cũng biết rằng quá trình lão hóa nhanh hay chậm là do hàm lượng các gốc tự do có trong cơ thể chúng ta. Khi độ tuổi càng cao hoặc trong điều kiện độc hại, căng thẳng mệt mỏi kéo dài, … các gốc tự do sinh ra càng nhiều hơn nữa.

Các chất chống oxy hóa có trong tỏi đen sẽ kìm hãm bớt sự phát triển của những gốc tự do độc hại này.

Tỏi đen có tác dụng gì với sức khỏe

Vì công dụng của loại tỏi này quá tốt nên nhiều người tự mua máy làm tỏi đen về nhà tự làm luôn, bạn có thể tham khảo máy làm tỏi tại Kingshop.vn

Ăn tỏi đen như nào cho đúng?

Theo các bác sĩ, mỗi ngày có thể ăn một đến ba củ tỏi, tương đương 3 – 5 gram; khi ăn nên nhai kỹ để các thành phần phát huy công dụng; không nên dùng quá liều lượng vì có thể gây những phản ứng ngược và tác dụng phụ.

Bạn có thể chế biến món tỏi đen theo một số cách dưới đây:

  • Ăn trực tiếp: Ăn từ hai đến ba củ tỏi đen mỗi ngày, người già thì nên sử dụng từ 1 đến 2 củ tỏi. Khi sử dụng nên ăn riêng, không ăn chung với các loại gia vị khác, bởi có thể phản ứng với gia vị , tạo ra những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Tỏi đen ngâm rượu: Tốt nhất là ngâm với rượi nếp nguyên chất , uống mỗi ngày một lần, mỗi lần khoảng chừng 50 ml.
  • Ngâm với mật ong: Tỏi đen khi đem ngâm với mật ong thì tác dụng rất mạnh trong các điều trị chứng bệnh, đặc biệt là ở trẻ em khi thay đổi thời tiết cho uống rát tốt.
  • Ép lấy nước.
Tỏi đen có tác dụng gì với sức khỏe

Đối tượng nào không nên ăn tỏi đen?

Tuy là tỏi có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng vẫn có một số trường hợp không nên dùng như:

  • Phụ nữ mang thai, người có tạng nhiệt, nóng sốt,…thì không nên dùng nhiều tỏi.
  • Người dị ứng với tỏi nếu cố tình sử dụng có thể gây ngứa ngáy, thậm chí tăng huyết áp.
  • Người dùng thuốc chống đông máu không nên sử dụng nhiều.
  • Người mắc bệnh tiêu chảy.
  • Người bị huyết áp thấp.
  • Người mắc bệnh về mắt.
  • Người mắc bệnh về thận.
  • Người bị bệnh về gan.
  • Người bị bệnh đau dạ dày không nên sử dụng.

Tỏi đen có nhiều công dụng quý. Do đó, chỉ cần ăn đúng cách sẽ giúp bạn và gia đình bảo vệ sức khỏe mỗi ngày hơn là lạm dụng quá nhiều thuốc trong quá trình chữa bệnh.