Tê bì tay chân là dấu hiệu của bệnh gì

0
433
Te bi tay chan la benh gi 6
Te bi tay chan la benh gi 6
93 / 100

Nếu bạn hay bị chứng tê bì tay chân xuất hiện thường xuyên và liên tục thì đừng chủ quan, vì đó có thể là dấu hiệu báo cho bạn biết một số bệnh lí nguy hiểm bên trong. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết rõ hơn nha!

Tê bì tay chân là dấu hiệu của bệnh gì

Vậy chứng tê bì tay chân có nguy hiểm không?

Tê nhức tay chân là bệnh lý bất cứ ai đều mắc phải ở các tình trạng khác nhau. Chứng tê bì tay chân không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, nhưng nếu tình trạng này xuất hiện với tần suất liên tục có thể là triệu chứng báo hiệu nhiều bệnh lý bên trong nguy hiểm.

Nếu tê bì chân tay thường xuyên và không khỏi thì người bệnh cần hết sức chú ý để đi khám sớm nhằm xác định đúng nguyên nhân và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.

Tê bì tay chân là dấu hiệu của bệnh gì

Tê bì tay chân là biểu hiện của bệnh gì?

Tình trạng tê bì tay chân thường khởi phát nhẹ nhàng như tê các đầu ngón tay, chân, cảm giác như bị ong chích, kiến cắn. Thường hay bị lúc ta nằm ngủ. Các triệu chứng này có thể nặng thêm và kéo dài, đồng thời đau tê bì sẽ lan rộng dọc cánh tay, bàn chân gây ảnh hưởng đến cử động cho người bệnh. Triệu chứng tê bì chân tay có thể xuất hiện ở các ngón chân, bàn chân, tay, cánh tay, bả vai, đùi, mông, vùng thắt lưng…

Khi bị tê tay chân người bệnh thường rất khó chịu, nhiều khi bị mất đi cảm giác, có lúc lại đau đớn tùy vào tình trạng cụ thể của từng người. Cũng tùy nguyên nhân gây ra tình trạng tê bì chân tay mà người bệnh có các dấu hiệu đi kèm như đau vai gáy, đau thắt lưng do thoái hóa cột sống, đau dọc đường dây thần kinh do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. …

Tê bì tay chân là dấu hiệu của bệnh gì

1/ Thoát vị đĩa đệm

Tê bì tay chân là một trong những biểu hiện đặc trưng của bệnh thoát vị đĩa đệm. Và đến 80 % bệnh nhân bị đau nhức, tê bì ở đầu ngón tay, ngón chân, bắp tay, đùi,…do thoát vị Tình trạng này xuất hiện khi nhân nhầy của đĩa đệm thoát khỏi vị trí ban đầu và chèn ép vào các rễ thần kinh cột sống.

Nếu không được chữa trị sớm và dứt điểm, tình trạng tê tay chân có thể diễn biến xấu, dẫn đến teo cơ thậm chí còn khiến bại liệt toàn thân.

Tê bì tay chân là dấu hiệu của bệnh gì

2/ Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa hay đau dây thần kinh tọa chính là hệ quả của việc đĩa đệm bị thoát vị ra khỏi vị trí cấu tạo ban đầu, gây chèn ép vào dây thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh tọa. Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất của cơ thể, chạy từ thắt lưng xuống mông, đùi và bắp chân.

Khi dây thần kinh tọa bị chèn ép sẽ gây ra đau nhức, tê bì chân hoặc tay, điểm nào càng bị chèn ép nhiều thì bệnh nhân sẽ càng cảm thấy đau nhiều hơn ở chỗ đó.

3/ Viêm khớp dạng thấp

Nếu người bệnh thường phải ngồi hoặc nằm ở một tư thế quá lâu, sẽ dẫn đến tình trạng tê bì tay chân do các khớp, rễ thần kinh bị tổn thương và viêm nhiễm

4/ Do bị hẹp cột sống

Do mắc chứng cột sống bị thu nhỏ ngay từ khi bẩm sinh sẽ chèn ép các rễ thần kinh chạy qua gây ra tình trạng tắc nghẽn mạch máu, tê tay chân và hạn chế khả năng vận động.

5/ Thiếu máu não do thóa vị chèn ép

Thiếu máu não cũng là một trong những nguyên nhân tiêu biểu gây ra hội chứng tê bì tay chân hiện nay. Khi cảm thấy cơ thể có cảm giác tê tay chân thì không nên bỏ qua căn bệnh nguy hiểm này.

Bệnh thiếu máu não thường khởi phát đột ngột, diễn biến trong khoảng thời gian ngắn, đi kèm với đó là triệu chứng như: cơ thể mệt mỏi, đau nhức đầu, choáng váng, chóng mặt,…  bạn cũng đừng chủ quan về căn bệnh này nhé!

6/ Bệnh đa xơ cứng

Chức năng tự miễn của cơ thể bị rối loạn, tấn công nhầm vào hệ thống thần kinh trung ương gây ra tổn thương màng bọc Myelin, co thắt các cơ bắp và gây ra tình trạng tê bì chân tay kéo dài.

Tê bì tay chân là dấu hiệu của bệnh gì

7/ Tê tay chân do cơ thể suy nhược

Khi cơ thể thiếu các nhóm Vitamin và những khoáng chất cần thiết như Vitamin B1, B12, kali, canxi, axit folic,… sẽ gây ra triệu chứng mệt mỏi, suy nhược cơ thể và tê bì tay chân.

8/ Tê tay chân kèm theo cứng cơ và chuột rút

Nếu thường xuyên có những biểu hiện trên, rất có thể bạn đang phải đối mặt với bệnh tiểu đường. Người mắc bệnh tiểu đường sẽ khiến gia tăng lượng đường huyết khiến các mạch máu bị thương tổn.

Điều này sẽ giảm lưu thông máu tới các chi gây ra tình trạng tê bì tay chân kèm theo chứng co cứng cơ và chuột rút.

Chẩn đoán và phòng ngừa chứng tê bì tay chân

Để xác định được nguyên nhân chính xác dẫn đến việc người bệnh hay bị tê bì tay chân thì người bệnh cần được bác sĩ thăm khám . Sau đó bác sĩ sẽ định hướng điều trị đúng phương pháp, hiệu quả và kịp thời cho người bệnh. Ngoài ra, chúng ta nên biết các biện pháp để phòng ngừa bệnh tê bì chân tay thường xuyên như:

Để hạn chế tình trạng tay chân bị tê, đòi hỏi người bệnh phải thực hiện theo một số lưu ý sau sẽ giúp hạn chế tình trạng bệnh rất tốt và vô cùng phù hợp:

  • Khi bạn mắc chứng tê tay chân sinh lý thì nên vận động với những bài tập nhẹ nhàng tại tay chân như: xoa bóp, bấm huyệt, thư giãn, đi lại nhẹ nhàng,…
  • Nên chú ý tới những thành phần của các loại thuốc mà bạn đang sử dụng để điều trị các loại bệnh khác xem có mang lại tác dụng phụ nào không.
  • Nếu bạn có tình trạng tê tay chân sau khi ngủ dậy, bạn cần thay đổi tư thế liên tục trong khi ngủ, không nên nằm nguyên một tư thế quá lâu. Đồng thời, khi ngủ thì cũng nên gác chân lên gối để hạn chế chứng tê tay chân khi ngủ.
  • Ngoài ra người bị tê bì tay chân cũng nên có một chế độ ăn uống, dinh dưỡng cân bằng và khoa học giúp bổ sung đầy đủ thêm các nhóm Vitamin cũng như các loại dưỡng chất cần thiết khác. 
  • Hạn chế ngồi một tư thế quá lâu, không vận động, hạn chế máy tính, điện thoại nhiều nếu do tính chất công việc thì cũng nên đứng lên đi lại sau mỗi 2 tiếng để giảm thiểu tình trạng tê tay chân.
  • Hạn chế rượu bia, các chất kích thích.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Giữ ấm cho tay chân khi chuyển mùa, đặc biệt là mùa đông.
  • Sử dụng máy massage để tác động và giúp máu lưu thông dễ hơn, các cơ được hoạt động tốt hơn,…
Tê bì tay chân là dấu hiệu của bệnh gì

Điều trị chứng tê bì tay chân

1. Điều trị bằng thuốc tây

Sau khi thăm khám tùy vào tình trạng bệnh bác sĩ sẽ cho thuốc điều trị bệnh sao cho đúng và phù hợp với mỗi bệnh nhân, tuy là có tác dụng tức thời nhanh chóng nhưng về lâu dài thì cũng nên cân nhắc cẩn thận vì có thể có tác dụng phụ của thuốc:

Sử dụng nhóm thuốc kháng viêm, giảm đau: Arcoxia, Bonlutin, Ibuprofen, Paracetamol… giúp kháng viêm, giảm đau và kiểm soát tình trạng tê tay chân nhanh chóng và vô cùng hiệu quả.

Nhóm thuốc giãn cơ: Myonal, Mydocalm,… dùng cho các trường hợp tê bì tay chân do co cứng cơ bắp, giúp giải phóng ức chế.

Vitamin và dưỡng chất: Người hay bị tê tay chân nên bổ sung thêm các nhóm Vitamin B và các dưỡng chất cần thiết để giúp giảm thiểu tình trạng thiếu chất, suy nhược của cơ thể và giúp cải thiện hệ thần kinh trung ương. Từ đây cũng sẽ làm giảm các chứng tê tay chân

Tê bì tay chân là dấu hiệu của bệnh gì

2. Sử dụng bài thuốc nam chữa tê tay chân

Dùng bột quế: Trộn một muỗng canh bột quế cùng với một ly sữa ấm và uống đều đặn mỗi ngày để điều trị chứng tê bì tay chân tại nhà.

Dùng bột nghệ: Lấy một thìa bột nghệ và mật ong trộn đều cùng một ly sữa, khuấy lên và uống mỗi ngày. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể trộn bột nghệ với nước ấm bôi lên vùng tay chân bị tê, sau đó xoa bóp nhẹ nhàng.

Cây hương thảo: Bạn có thể bôi vài giọt tinh dầu cây hương thảo, xoa bóp đều lên vùng tay chân bị tê. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể pha trà hương thảo dùng để uống mỗi ngày sẽ giúp cải thiện chứng tê bì tay chân vô cùng hiệu quả.

Dùng dầu dừa: Trong dầu dừa có chứa nhiều thành phần dưỡng chất hữu ích giúp tăng cường cơ bắp và lưu thông máu. Bạn hãy dùng dầu dừa xoa bóp nhẹ lên vùng bị tê tay chân trong khoảng 20 phút mỗi ngày sẽ thấy tình trạng tiêu biến dần theo thời gian.

Như vậy là mình đã chia sẽ tới các bạn nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị chứng tê bì tay chân. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết này bạn có đủ kiến thức để tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân nhé!