Những lỗi sử dụng tàn phá ấm siêu tốc kinh khủng

0
725
nhung loi su dung tan pha am sieu toc kinh khung
nhung loi su dung tan pha am sieu toc kinh khung
1. Biến bình siêu tốc thành chiếc nồi đa năng
– Với suy nghĩ đơn giản là bình siêu tốc có khả năng đun sôi và làm nóng thì tại sao lại không dùng chúng để nấu ăn vừa gọn vừa nhanh, chính từ những suy nghĩ đó đặc biệt là các bạn sinh viên đã biến chiếc bình siêu tốc thành nơi để nấu mì, luộc rau, hâm canh, luộc trứng… Có thể thông cảm về việc làm đó vì các bạn ở ký túc xá không được nấu nướng và sử dụng bếp, nhưng việc làm này sẽ khiến cặn đóng vào thành và đáy ấm gây hư hỏng nhanh, tệ hơn thậm chí còn gây chập điện.
Nấu trong bình
 
– Bình siêu tốc chỉ dùng để đun nước nên tuyệt đối không dùng để nấu thức ăn, nếu bạn đã lỡ nấu rồi thì hãy vệ sinh chùi rửa sạch sẽ các vết cặn bám bên trong ấm và không nấu thức ăn bên trong bình nữa nhé.
 
2. Nước vừa sôi đã vội rót hết sạch ra khỏi bình
– Khi nước sôi ở nhiệt độ 100 độ C thì công tắc trên bình đun sẽ tự động ngắt nhưng nước trong bình vẫn tiếp tục sôi do mâm nhiệt vẫn ấm và còn tỏa nhiệt, nếu lúc này bạn trút hết nước trong âm ra mâm nhiệt sẽ dễ bị cháy và gây đen đáy bình đun.
Rót hết nước ra khỏi bình
 
– Nếu muốn trút hết nước trong ấm ra thì nên chừa lại khoảng 15ml nước, chờ cho bình nguội rồi hãy trút phần nước còn lại ra nhé.
 
3. Nấu nước nhiều lần liên tiếp
– Đôi lúc chúng ta thường phải nấu nước liên tục nhất là khi vào mùa mưa khi gia đình không có máy nước nóng mà lại có trẻ nhỏ và người lớn tuổi, lượng nước nóng sử dụng khoảng thời gian đó là rất nhiều và theo thói quen thì chúng ta sẽ nghĩ khi bình còn nóng nấu liên tục sẽ giúp tiết kiệm điện và thời gian nấu, nhưng bạn đã vô tình khiến cho chiếc mâm nhiệt của bình siêu tốc quá nóng gây ra quá tải và chập điện.
Nấu nhiều lần
 
– Nên để ấm nguội trong khoảng thời gian 30 phút giữa các lần đun, mâm nhiệt bên dưới ấm nguội bớt sẽ giúp tiết kiệm được nhiên liệu đáng kể và tuổi thọ của bình cũng sẽ được kéo dài hơn.
 
4. Đổ lượng nước không theo khuyến cáo của nhà sản xuất
– Bạn có bao giờ để ý tại sao trên những chiếc bình siêu tốc nhà sản xuất lại thường thiết kế kèm thang đo mực nước hay không? Và tại sao trên thang đo lại có Min và Max không? Chắc hẳn rất ít người quan tâm đến 2 vấn đề nên trên, chúng tôi xin giải thích thêm thang đo dùng để nhận biết lượng nước chứa trong bình và Min (Lượng nước tối thiểu), Max (Lượng nước tối đa) giúp ta dễ dàng quan sát từ bên ngoài.
Không theo tiêu chuẩn
 
– Khi đổ lượng nước trên mức Max nước khi sôi sẽ bị trào ra ngoài dễ gây chập điện, còn dưới Min thì lượng nước không đủ khiến chiếc bình siêu tốc bị quá nóng và nhanh hỏng. Chính vì vậy nên tuân thủ theo quy định nhà sản xuất mà chúng ta đổ lượng nước vào bình siêu tốc sao cho phù hợp không dưới Min và không trên Max.
 
5. Khi đun nước, nắp ấm không đậy kín
– Việc đậy nắp không kín sẽ gây tốn điện hơn và thời gian làm nóng lâu hơn, và việc làm trên sẽ khiến điện không tự tắt khi sôi, trường hợp nặng hơn có thể gây trào nước khi sôi khiến cháy nổ vô cùng nguy hiểm. Vì vậy nên đậy nắp khi đun nước.
Không đậy kín nắp
 
6. Để dư nước trong ấm và đáy ấm đóng cặn
– Khoảng 95% người mắc lỗi này, bạn có biết khi để nước dư lại trong ấm lâu thì ấm sẽ bị đóng cặn và khiến sự trao đổi nhiệt bên trong ấm giảm đi khiến nước sôi chậm hơn, gây hư hỏng. Chúng ta nên thường xuyên vệ sinh đáy bình siêu tốc và tẩy các vết bám lâu ngày, đặc biệt không để nước lại quá lâu trong ấm.
Đóng cặn
 
Lưu ý: Nếu ấm điện nhà bạn quá cũ, dây điện bị đứt gãy, đèn công tắc không hoạt động, nắp ấm đậy không kín, ấm bị đóng cặn dày đặc… điều này không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề vệ sinh, sức khỏe mà còn nguy hiểm đến cả tính mạng của bản thân và gia đình. Nếu gặp những trường hợp như trên bạn nên thay một chiếc bình siêu tốc mới giúp tiết kiệm điện và độ an toàn cao hơn nhé.