8 mẹo chữa bệnh táo bón tại nhà

0
458
táo bón tr em
táo bón tr em
90 / 100

Bệnh táo bón là tình trạng hay xảy ra ở trẻ em, khi có sự thay đổi về vấn đề ăn uống, khiến trẻ đi phân rắn. Và phải trên 3 ngày trẻ mới đi tiêu 1 lần. Vậy để chăm sóc trẻ hết táo bón bạn cần làm gì, chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bệnh táo bón

Làm sao để ba mẹ biết được là con đang bị táo bón, ngoại trừ việc trẻ gặp khó khăn khi đi tiêu ? Bạn có thể quan sát và nhìn thấy

  • Trẻ bị đầy hơi.
  • Bụng căng cứng
  • Trẻ biếng ăn, ăn không tiêu
  • Có biểu hiện đau rát, và chảy máu ở hậu môn khi đi vệ sinh, nên bé đau, chính vì thế mà bé ngại và không muốn đi tiêu.
  • Bên cạnh đó đau bụng quanh rốn cũng có thể xảy ra đối với trẻ bị táo bón, thậm chí là tái đi tái lại nhiều lần
  • Đi tiêu phân có máu
8 mẹo chữa bệnh táo bón tại nhà
8 mẹo chữa bệnh táo bón tại nhà 5

Nguyên nhân gì khiến trẻ bị bệnh táo bón?

1/ Do ăn uống

Trẻ uống ít nước

Ăn không đủ số lượng

Không chịu ăn rau củ, quả.

2/ Do tâm lí của trẻ

Cái này thường gặp ở trẻ đi mẫu giáo, với lí do trẻ sợ bẩn, sợ thối hoặc là ngại xin phép cô nên hay nín nhịn không chịu đi vệ sinh.  Sau vài lần trẻ nín nhịn sẽ làm cho đại tràng dãn to, do đó phân phải tích nhiều ngày mới đủ kích thích đại tràng gây phản xạ đi ngoài. Lúc này trẻ thường đi ngoài phân to, phân cứng và khô gây đau rát.

8 mẹo chữa bệnh táo bón tại nhà
8 mẹo chữa bệnh táo bón tại nhà 6

3/ Do dùng thuốc.

Trẻ bị bệnh nên phải dùng thuốc thường xuyên, dẫn đến nóng trong và khó đi ngoài.

4/ Trẻ bị bệnh ngoại khoa, bệnh về đường tiêu hóa.

 Dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, hẹp ruột, hẹp hậu môn, nứt kẽ hậu môn.

5/ Trẻ bị bệnh toàn thân

Trẻ bị còi xương, bị bệnh suy dinh dưỡng, trẻ không chịu ăn nên số lượng thức ăn không được dung nạp đủ. Trẻ bị thiếu máu phải bổ sung viên sắt nhiều nên bị nóng và táo bón.

6/ Lười vận động

Thói quen ít vận động, chỉ quanh quẩn trong nhà xem tivi, chơi điện tử, internet,… khiến nhu động ruột bị “ì” lâu ngày dẫn đến táo bón.

Cách chữa bệnh táo bón cho trẻ

Xin chia sẽ đến các mẹ một số mẹo chữa táo bón cho trẻ như sau.

1/ Cho trẻ uống nhiều nước.

  • Khi bé nhà bạn bị táo bón bạn thử cho bé uống một chút nước có gas, cách này có thể giúp trẻ cải thiện được tình hình, nhưng nhớ không nên lạm dụng và cũng không cho trẻ uống thường xuyên, vì không tốt cho sức khỏe.
  • Đối với trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hòan tòan thì không cần uống nước, nhưng trong trường hợp bị bệnh táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200ml nước / ngày. Trẻ từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300ml nước / ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600ml nước / ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1 lít nước / ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn thì cần uống đủ 1,5 đến 2 lít nước/ngày.
  • Hàng ngày mẹ nên bổ sung nước cho con, như thế thì cơ thể mới không bị mất nước, sẽ không còn vấn đề táo bón ở trẻ nữa.

2/ Bổ sung chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan

  • Các bác sĩ khuyến khích việc ba mẹ nên bổ sung chất xơ cho trẻ khi bị táo bón, việc này nhằm giúp tăng cường chất xơ cho cơ thể và hỗ trợ khả năng vận động của ruột, khiến phân dễ đi qua hơn.
  • Cung cấp thêm chất xơ cho bé thông qua ngũ cốc nguyên cám, hoa quả chín và rau xanh như: cam, quýt, bưởi, chuối, bơ, đu đủ chín, súp lơ, mồng tơi, rau dền… 
  • Mua trái cây tươi bỏ vào máy xay, hoặc máy ép trái cây tươi rồi lấy nước cho bé uống. Không nên mua các loại nước trái cây đóng chai

Có 2 loại chất xơ phổ biến đó là.

8 mẹo chữa bệnh táo bón tại nhà
8 mẹo chữa bệnh táo bón tại nhà 7
  • Chất xơ hòa tan: Có trong cám yến mạch, lúa mạch, các loại hạt, trái cây và rau quả. Chất xơ này hấp thụ nước và tạo thành một hỗn hợp giống như gel giúp làm mềm phân của bé yêu.
  • Chất xơ không hòa tan: Có trong cám lúa mì, rau và ngũ cốc. Chất xơ này giúp phân mềm hơn để dễ dàng đi qua đường tiêu hóa.

3/ Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột của trẻ.

  • Đôi khi việc trẻ bị táo bón là do mất cân bằng cân bằng của vi khuẩn ở đường ruột, chính vì thế mà mẹ nên bổ sung các lợi khuẩn có ích cho trẻ từ thực phẩm ăn hàng ngày, hoặc là dùng men vi sinh, bổ sung sữa chua , kẻo dẻo lợi khuẩn cho trẻ để cải thiện tình hình cho trẻ.

4/ Hạn chế các món được làm từ sữa

  • Nếu bé đang bị táo bón, bụng sẽ chướng, bị đầy hơi, khó chịu nên ba mẹ hạn chế các thực phẩm chế biến từ sữa, để cho con dễ chịu hơn. Nhưng phải đảm bảo cung cấp đầy đủ can xi cho trẻ bằng các thực phẩm ăn hàng ngày nhé. Hoặc ba mẹ có thể chọn loại sữa không gây táo bón cho trẻ uống.

5/ Thiết lập giờ đi vệ sinh đều đặn cho trẻ.

  • Việc bạn tập cho bé thói quen đi vệ sinh vào giờ nhất định, tốt nhất là buổi sáng, hoặc bất cứ lúc nào trẻ có nhu cầu. Việc này sẽ giúp cho bé nhớ công việc mỗi ngày của mình, thay vì cách mấy ngày bé mới đi 1 lần sẽ tạo thành thói quen không tốt.
  • Với tư thế ngồi bô và đặt 1 cái ghế nhỏ kê chân bé lên, dáng ngồi này sẽ phần nào giúp cho con dễ dàng đi tiêu hơn.

6/ Dùng mận để chữa bệnh táo bón ở trẻ

  • Mận và nước ép mận thường được biết đến như là phương thuốc tự nhiên để trị táo bón. Ngoài chất xơ, mận còn chứa sorbitol nhuận tràng tự nhiên. Nếu bé nhà bạn bị táo bón, bạn có thể cho bé dùng 5-6 trái mận, chia 2 lần trong ngày, để cải thiện tình hình cho trẻ nhé.

7/ Sử dụng thuôc làm mềm phân cho trẻ

  • Nếu bạn chắc chắn trẻ bị táo bón thì dùng thuốc hổ trợ làm mềm phân cho bé, loại bơm hậu môn, hoặc loại dùng để uống. Nhưng nhớ là phải có sự hướng dẫn và kê đơn của bác sĩ nhé.

8/ Massage bụng cho trẻ

  • Xoa bụng hàng ngày cho bé từ 10 – 15 phút mỗi ngày để để kích thích nhu động ruột của bé, giúp ruột già đào thải phân dễ dàng hơn. Nên xoa theo chiều kim đồng hồ, và nhớ là trước khi xoa bụng cho con thì bà mẹ cần làm ấm 2 bàn tay của mình trước nhé
  • Mẹ cũng có thể thực hiện phương pháp đạp xe bằng cách cho con nằm ngửa, nắm 2 chân bé làm động tác đạp xe đạp cũng kích thích nhu động ruột giúp con dễ đi ngoài hơn.

Khi nào thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

  • Trẻ bị táo bón kéo dài trên một tuần, thay đổi chế độ ăn hàng ngày mà không có tác dụng.
  • Táo bón ảnh hưởng đến sức khỏe: kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng kèm theo nôn.
  • Táo bón sau khi trẻ mới sinh, bụng chướng.

Ngoài ra nêu thấy bé có các biểu hiện nhứ hậu môn bị nứt, chảy máu, bé mệt mỏi không muốn thức dậy, bỏ ăn, sút kg trầm trọng, sốt và đặc biêt là đi tiêu ra máu.

Biến chứng của bệnh táo bón.

Khi trẻ bị bệnh táo bón, nếu không chữa sớm và dứt điểm để lâu sẽ trở thành mãn tính. Có thể xảy ra một số biến chứng sau đây.

  • Kẹt phân
  • Vết nứt hậu môn khiên trẻ bị đau rát
  • Sa trực tràng (tình trạng đoạn cuối của ruột lòi ra ngoài hậu môn), bị trĩ.
8 mẹo chữa bệnh táo bón tại nhà
8 mẹo chữa bệnh táo bón tại nhà 8

Bí quyết phòng ngừa bệnh táo bón ở trẻ

Ba mẹ có thể làm những việc sau đây để phòng ngừa chứng táo bón cho trẻ.

  • Khi bẽ được 6 tháng tuổi thì không nên cho ăn thức ăn đặc.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như đậu, ngũ cốc, trái cây và rau quả
  • Tăng lượng nước uống của con bạn lên phù hợp theo lứa tuổi
  • Khuyến khích các hoạt động thể chất, chẳng hạn như đi bộ, tâp đi xe đạp, đá bóng dành cho con trai.
  • Nói cho con biết tác hại của việc nhịn đi cầu
  • Tạo thói quen đi tiêu sau bữa ăn, hoặc mỗi buổi sáng cho trẻ. (Cho bé ngồi bô 10 phút sau khi ăn để việc đi tiêu trở thành một phần trong thói quen)

Hy vọng là qua bài viết này bạn đã có đầy đủ kiến thức để nhìn nhận về bệnh táo bón ở trẻ, cũng như cách chăm sóc, biện pháp phòng ngừa giúp trẻ không bị bệnh táo bón ghé thăm.

Chúc cho bé con nhà bạn luôn có một cái bụng khỏe, không còn khó chịu mỗi khi đi vệ sinh nữa nhé !