7 tác dụng của nước lá tía tô đối với sức khỏe

0
865
Nuoc tia to co tac dung gi voi suckhoe 4
Nuoc tia to co tac dung gi voi suckhoe 4
90 / 100

Nước lá tía tô có khá nhiều công dụng đối với sức khỏe, sắc đẹp của chúng ta. Tuy vậy cách nấu như thê nào? Uống sao cho đúng thì hãy tham khảo bài viết này của chúng tôi nhé!

7 tác dụng của nước lá tía tô đối với sức khỏe

Thông tin thêm về lá tía tô

Tía tô là loài thực vật có tên khoa học là Perilla frutescens var. crispa. Đây là loài cây có thể sống quanh năm, dễ trồng, mọc xung quanh nơi chúng ta sinh sống. Tía tô là loài thân thảo, có vị hơi cay nồng, rễ có màu trắng. Nó thích hợp với nhiều loại đất, ưa ánh sáng và độ ẩm.

Toàn thân cây tía tô đều có thể dùng làm thuốc. Lá tía tô chữa hắt hơi sổ mũi, giảm ho hoặc nấu với các loại lá thơm khác để xông chữa cảm mạo. Lá non được dùng nấu cháo giải cảm, giúp tiêu hóa; hạt dùng làm thuốc hạ khí trị ho suyễn; cành dùng làm thuốc an thai.

Do đó, tía tô không chỉ là một vị thuốc dân gian mà còn là một vị thuốc thảo dược của đông y, có vị cay, tính ấm vào 3 kinh phế – tâm – tỳ. Thuộc loại thuốc giải biểu chuyên làm ra mồ hôi, bệnh nào do phong hàn gây nên dùng tía tô sẽ giúp thoát mồ hôi, hạ sốt.

Trong lá tía tô chứa 0,3%-1,3% lượng tinh dầu theo chất khô. Loại tinh dầu này chứa thành phần chủ yếu là perilla aldehyde, phenylpropanoid và β-caryophyllene có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm.

Ngoài ra, nó còn có tác dụng khử mùi tanh hải sản, giải độc cua cá. Ngoài lá, hạt tía tô có đến 40% là dầu béo, có thể làm dầu ăn và làm thành một thứ thuốc. Hương vị của tía tô được đánh giá là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà sát khuẩn.

Đặc biệt là dùng lá tía tô chữa bệnh gout được ưa chuộng không chỉ vì rẻ, dễ kiếm mà tác dụng lại nhanh nên người bệnh dễ kiểm chứng hiệu quả mang lại.

7 tác dụng của nước lá tía tô đối với sức khỏe

Các chất có trong 100g lá tía tô:

  • Năng lượng: 25 Kcal
  • Đạm: 2,9g
  • Tinh bột: 3,4g
  • Tro: 1000mg
  • Canxi: 170mg
  • Sắt: 3,2mg
  • Nước: 88,9g
  • Chất xơ: 3,6g
  • Phốt pho: 18,3mg
  • Vitamin C: 13mg
7 tác dụng của nước lá tía tô đối với sức khỏe

Tác dụng của nước lá tía tô đối với sức khỏe và sắc đẹp

Tía tô là một loại rau gia vị vô cùng quen thuộc. Loại rau này không chỉ sử dụng để ăn sống, làm nguyên liệu chế biến món ăn mà nó còn được dùng để nấu nước uống. Vậy thực chất, uống nước lá tía tô có tác dụng gì, cách nấu lá tía tô uống như thế nào?

1. Làm da trắng sang, ngăn ngừa lão hóa da

Uống nước lá tía tô đúng cách sẽ giúp bạn có được làn da trắng sáng, trị nám, đem lại cho bạn làn da đầy lôi cuốn. Lý do là bởi, trong lá tía tô có chứa hoạt chất Priseril có tác dụng thanh lọc, cải thiện màu sắc da, đồng thời loại bỏ các tế bào chết, từ đó giúp da trắng sáng, đều màu.

Ngoài ra, lá tía tô cũng có chứa vitamin E, có tác dụng rất tốt trong việc duy trì và tăng cường độ ẩm cho da, giúp da mịn màng hơn, tươi trẻ hơn.

Bên cạnh đó, tía tô cũng chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao nên có thể ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa.

7 tác dụng của nước lá tía tô đối với sức khỏe

2. Hổ trợ điều trị mề đay, mẫn ngứa

Mề đay, mẩn ngứa khiến người bệnh vô cùng khó chịu, việc điều trị triệt để tình trạng này còn khá khó khăn, thế nhưng bạn có thể tận dụng nước lá tía tô để làm giảm các cảm giác ngứa ngáy, buồn bực do mề đay gây ra.

Sau khi đun nước uống, bạn cũng có thể tận dụng luôn phần bã lá tía tô để đắp lên vùng da nổi mẩn để tình trạng ngứa được cải thiện hơn nhé.

3. Hổ trợ giảm cân hiệu quả

Thành phần của lá tía tô có nhiều chất xơ, khoáng chất, vitamin cùng protein thực vật nên hỗ trợ rất lớn vào quá trình hoạt động của dạ dày, giúp đẩy nhanh chuyển hóa và trao đổi chất. Chính vì thế, uống nước lá tía tô có thể làm tăng hoạt động đốt cháy mỡ thừa và đào thải chất béo ra khỏi cơ thể, đồng thời kết hợp tập thể dục và chế độ ăn hợp lí chắc chắn sẽ cho bạn kết quả như ý.

4. Hổ trợ điều trị bệnh lý dạ dày

Một trong số các tác dụng mà loại nước lá tía tô này mang lại đó chính là hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày. Lý do là bởi 2 hoạt chất glucosamine và tanin có trong lá tía tô có thể giúp chống viêm nhiễm, tăng cường khả năng làm lành vết thương, làm liền sẹo nhanh chóng nếu bạn gặp tổn thương về dạ dày. Chính vì thế, nếu dạ dày của bạn đang có vấn đề, hãy thử sử dụng nước tía tô xem nhé.

7 tác dụng của nước lá tía tô đối với sức khỏe

5. Hổ trợ điều trị bệnh hen xuyễn

Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Archives Of Allergy And Immunology cho thấy, chiết xuất từ tía tô có hiệu quả tích cực trong việc điều trị hen suyễn. Các hoạt chất này có thể làm tăng khả năng lưu thông khí, cải thiện chức năng phổi, hỗ trợ điều trị hen suyễn.

6. Chống ngộ độc thức ăn

Đây là tác dụng của nước lá tía tô được người dân Việt Nam sử dụng nhiều trong sinh hoạt thường ngày. Từ ngộ độc rau củ quả cho đến ngộ độc hải sản hoàn toàn có thể uống nước lá tía tô để bài trừ đi phần nào độc tố trong cơ thể.

Ngoài việc uống nước ép, bạn cũng có thể cho lá tía tô vào nấu cháo hoặc canh để giải độc cũng rất hiệu quả.

7. Trị cảm rất hay

Để điều trị chứng cảm mạo thì có thể sử dụng tía tô dưới 3 cách:

Lá tía tô rửa sạch rồi mang đi nấu cùng với cháo để cho người bệnh ăn.

Dùng nước lá tía tô để xông toàn thân.

Uống nước lá tía tô khi còn nóng, uống xong nằm đắp kín chăn. Thích hợp cho người già và trẻ nhỏ.

Cách nấu nước tía tô để uống

Khi đã hiểu được uống nước tía tô có tác dụng gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách nấu lá tía tô bạn nhé.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 200 gam lá tía tô tươi
  • 3 lát chanh
  • 2,5 lít nước lọc

Lưu ý: Bạn nên mua lá tía tô ở nơi uy tín, đảm bảo. Nếu tự trồng được hoặc mua được lá tía tô hữu cơ là tốt nhất.

7 tác dụng của nước lá tía tô đối với sức khỏe

Cách nấu nước lá tía tô

Bước 1: Bạn rửa lá tía tô với nước sạch rồi ngâm với mước muối pha loãng khoảng 10 phút. Sau đó, bạn rửa lại lá tía tô 2 đến 3 lần nữa và vớt ra rổ cho ráo nước.

Bước 2: Bạn đun sôi 2,5 lít nước lọc trên bếp gas, sau đó cho lá tía tô vào đun thêm khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp.

Bước 3: Sau khi nước tía tô nguội, bạn lọc lấy phần nước và bình thủy tinh rồi cho 2 lát chanh tươi vào, đậy nắp và uống trong ngày. Nếu thời tiết nắng nóng, bạn có thể cho nước lá tía tô vào ngăn mát tủ lạnh nhé.

Lưu ý: Không nên đun lá tía tô quá 15 phút bởi nó có thể khiến các tinh dầu trong lá bay hết và nước lá tía tô sẽ không còn tác dụng.

Lưu ý khi uống nước lá tía tô

Mặc dù nước lá tía tô có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe và sắc đẹp, thế nhưng bạn cũng không nên lạm dụng loại nước này quá mức nhé. Cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Tác dụng của uống nước lá tía tô thường khá chậm, vậy nên bạn cần hết sức kiên nhẫn thì mới mong khỏi bệnh.
  • Không nên uống quá nhiều bởi nó sẽ khiến bạn bị đầy hơi, chướng bụng và gây ra một số tác dụng phụ không tốt trên cơ thể. Vì vậy, bạn nên uống với mức độ vừa phải. Mỗi ngày bạn chỉ nên dùng khoảng 3 đến 4 ly nước lá tía tô và chia nhỏ ra uống làm nhiều lần.
  • Nên bảo quản nước lá tía tô trong tủ lạnh khi không dùng đến, tối đa 24 giờ đồng hồ. Bởi lẽ càng để lâu, các dưỡng chất trong nước lá tía tô sẽ bị mất đi tác dụng.
  • Nếu muốn hổ trợ giảm cân thì bạn nên uống nước lá tía tô trước khi ăn khoảng 30 phút sẽ cho hiệu quả cao nhất.
7 tác dụng của nước lá tía tô đối với sức khỏe
  • Trẻ em và phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Chúc các bạn nấu thành công nước lá tía tô để uống, lên màu chuẩn đẹp như của chị Hồng Diễm trong phim Hướng dương ngược nắng để làm đẹp da, tố cho súc khỏe từ bên trong lẫn bên ngoài nha.