7 Cách trị suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà

0
801
Tri suy gian tinh mach chan 1 1
Tri suy gian tinh mach chan 1 1
90 / 100

Tỷ lệ người bị suy giãn tĩnh mạch chân ngày một gia tăng, bệnh thường gặp ở những người thường xuyên phải đứng, người thừa cân hoặc người cao tuổi. Nguyên nhân và cách trị như thế nào, cùng tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu chung về bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Trước khi tìm hiểu về những dấu hiệu đặc trưng của bệnh, chúng ta nên nắm được một số kiến thức cơ bản về bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Đây là loại bệnh không quá xa lạ đối với chúng ta, chúng có liên quan đến các vấn đề về tim mạch.

Chúng ta thường biết tới bệnh này qua nhiều tên gọi khác nhau, ví dụ như: giãn tĩnh mạch chân, suy giãn tĩnh mạch chi dưới,… Giãn tĩnh mạch chi dưới (hay giãn tĩnh mạch chân) là bệnh lành tính do sự rối loạn lưu thông dòng máu tĩnh mạch về tim, đa phần do sự bất thường cấu tạo thành mạch 2 chân, thường do nguyên nhân thứ phát.

7 Cách trị suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà

Dựa theo vị trí giải phẫu, bệnh được chia làm 4 nhóm khác nhau: 

  • Tĩnh mạch nông. 
  • Tĩnh mạch sâu. 
  • Tĩnh mạch xuyên. 
  • Vị trí tĩnh mạch không xác định. 

Hiện nay, đa số người bệnh đều rơi vào tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân chi dưới mức độ nông.

Chắc hẳn bạn đang thắc mắc những ai có nguy cơ gặp tình trạng kể trên. Trên thực tế, ai trong chúng ta có thể là nạn nhân của căn bệnh trên. Trong đó những người lớn tuổi, người thừa cân hoặc thường xuyên phải đứng khi làm việc có nguy cơ mắc tương đối cao.

Đặc biệt, phụ nữ là đối tượng rất dễ mắc bệnh, vì thế chúng ta cần lưu ý thay đổi thói quen sinh hoạt và chăm sóc sức khỏe để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Nguyên nhân của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Nguyên nhân của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có khá nhiều như: yếu tố di truyền, chế độ làm việc phải đứng hoặc ngồi nhiều, mang thai, béo phì, chế độ ăn ít rau – trái cây, thay đổi về enzym trong mô liên kết, do khối lượng cơ thấp hoặc dùng giày không thích hợp… thậm chí sử dụng thuốc ngừa thai cũng là một yếu tố nguy cơ khiến bạn bị suy giãn tĩnh mạch chân.

Triệu chứng của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân

Ở giai đoạn sớm: người bệnh thường bị đau chân, nặng chân, nhức mỏi chân khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều. Ban đêm, thường bị chuột rút (vọp bẻ), cảm giác tê chân, châm chích như có kiến bò ở vùng cẳng chân…

Ở giai đoạn tiến triển: các triệu chứng giai đoạn sớm nặng dần lên, phù chân sẽ xảy ra khi đứng lâu, ngồi nhiều liên tục hoặc buổi chiều sau một ngày làm việc. Thường thấy phù ở vùng mắt cá chân, bàn chân. Có khi phù kín đáo hơn, chỉ cảm thấy khi mang giày dép chật hơn so với bình thường. Giai đoạn sớm chỉ thấy tĩnh mạch nổi li ti, nhất là vùng cổ chân và bàn chân. Vùng cẳng chân xuất hiện chàm da, thay đổi màu sắc da, các tĩnh mạch nông dưới da giãn to ngoằn ngoèo.

Ở giai đoạn cuối có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị. Có thể xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch, trôi về tim và gây tắc mạch phổi, một biến chứng rất nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

7 Cách trị suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà

Suy giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?

Có lẽ rất nhiều người thắc mắc không biết liệu bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh không? Thực tế thì bệnh không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân tuy nhiên chúng ta không thể chủ quan.

Đầu tiên, người mắc bệnh luôn cảm thấy khó chịu, mọi vận động khá là khó khăn, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của họ. Bên cạnh đó, các tĩnh mạch sẽ nổi rất rõ trên da gây mất thẩm mỹ.

Một số vấn đề mà người bệnh có thể gặp phải đó là: tĩnh mạch rất dễ bị vỡ nếu bạn không may va chạm hoặc gặp các chấn thương ở khu vực này. Các cục máu đông dần dần sẽ hình thành ở tĩnh mạch, đây là vấn đề tương đối nguy hiểm.  Vì nó sẽ liên quan tới tim.

Nếu chân của bệnh nhân có các vết nhiễm trùng thì họ rất dễ bị lở loét, tình trạng này rất khó để điều trị dứt điểm.

Có thể nói, chúng ta không nên chủ quan khi biết mình mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Thay vào đó, bạn hãy xây dựng lối sống lành mạnh, thay đổi những thói quen xấu và đi khám, điều trị bệnh.

7 Cách trị suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà

Cách trị suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà

1. Tập thể dục thể thao đều đặn

Tập thể dục thường xuyên giúp lưu thông máu tốt hơn, tránh hiện tượng máu tích tụ tại một vị trí nào đó trong mạch máu. Tập thể dục cũng giúp giảm huyết áp, vì huyết áp cao gây áp lực lên các mạch máu.

Một số hình thức tập luyện cho người bị suy giãn tĩnh mạch chân

2. Thay đổi chế độ ăn

Ăn nhiều thực phẩm chứa flavonoid có hiệu quả tích cực trong cách trị chứng suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà. Flavonoid cải thiện lưu thông máu, giúp máu luân chuyển một cách ổn định, giảm áp lực động mạch, thư giãn các mạch máu, nhờ đó làm giảm chứng giãn tĩnh mạch.

Thực phẩm giàu kali có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch bằng cách giảm giữ nước trong cơ thể. Các thực phẩm nhiều muối hay natri khiến cơ thể giữ nước. Cắt giảm những thực phẩm mặn giúp tránh được tình trạng này.

Ngoài ra, người bị giãn tĩnh mạch chân nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ vì chúng giúp ngăn ngừa táo bón. Tình trạng ách tắc trong ruột gây áp lực nặng nề hơn lên các mạch máu, khiến tình trạng giãn tĩnh mạch trở nên tồi tệ hơn.

7 Cách trị suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà
3. Massage nhẹ nhàng cho chân

Bạn có thể dùng máy massage chân, để massage nhẹ nhàng vùng bị giãn tĩnh mạch là cách giúp máu lưu thông tốt cũng như hỗ trợ điều trị suy giản tĩnh mạch tại nhà hiệu quả. Bạn thể sử dụng dầu massage hoặc kem dưỡng ẩm để tăng hiệu quả. Tuy nhiên, khi xoa bóp, tránh ấn trực tiếp lên tĩnh mạch để hạn chế làm tổn thương các mô xung quanh.

4. Thường xuyên thay đổi tư thế

Theo các chuyên gia, bạn nên hạn chế thói quen ngồi một chỗ trong thời gian dài khi mắc chứng suy giãn tĩnh mạch chân. Những ai phải ngồi nhiều nên cố gắng đứng dậy và di chuyển xung quanh, hoặc thường xuyên thay đổi tư thế để máu lưu thông tốt. Tránh ngồi bắt chéo hai chân vì tư thế này càng khiến lưu thông máu khó khăn hơn.

5. Duy trì cân nặng

Thừa cân làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch nên giảm cân sẽ hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch. Cân nặng được duy trì giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch, từ đó giảm sưng và khó chịu.

6. Ngâm chân lưu thông khí huyết

Bạn có thể sử dụng bồn ngâm chân mỗi ngày từ 15-20 phút, bồn có chức năng massage và bấm huyệt đôi chân bằng nước ấm có thể giúp thúc đẩy sự tuần hoàn máu, đẩy mạnh quá trình tái tạo tế bào, tăng cường sức khỏe cho đôi chân và thư giãn các cơ bắp bị mỏi. Bạn sẽ có giấc ngủ ngon hơn.

7 Cách trị suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà
7. Sử dụng tất chuyên dụng

Vớ (tất) giãn tĩnh mạch hay vớ y khoa giãn tĩnh mạch có bán ở nhiều hiệu thuốc. Vớ cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân thông qua việc tạo áp lực hợp lý lên chân để các tĩnh mạch ở đây đỡ bị giãn nở thêm. Nó giúp hỗ trợ các cơ và tĩnh mạch trong việc điều hướng máu lưu thông về tim.

Theo một nghiêm cứu năm 2018, những người sử dụng vớ y khoa giãn tĩnh mạch loại cao đến đầu gối với áp lực từ 18 đến 21 mmHg trong một tuần cảm thấy những cơn đau do triệu chứng của giãn tĩnh mạch đã thuyên giảm.

Ai trong chúng ta cũng có thể là bệnh nhân mắc chứng suy giãn tĩnh mạch chân, đặc biệt là những người cao tuổi, phụ nữ và người thừa cân béo phì. Vì thế, chúng ta nên tăng cường chăm sóc sức khỏe bản thân, chăm chỉ rèn luyện thể thao, sinh hoạt điều độ để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào, bạn hãy đi khám và điều trị sớm nhé!