5 điều cần lưu ý khi nấu bánh chưng bằng nồi áp suất

0
1339
5 dieu can luu y khi nau banh chung bang noi ap suat 6
5 dieu can luu y khi nau banh chung bang noi ap suat 6
90 / 100

Nấu bánh chưng bằng nồi áp suất sẽ giúp gia đình bạn không chỉ giữ lại được tối đa giá trị dinh dưỡng, mà còn tiết kiệm được không gian mà cả về thời gian nữa.

Nguyên liệu nấu bánh chưng là gì?

Tết đến xuân về, mọi gia đình lại tất bật chuẩn bị mọi công việc để đón năm mới, tiễn năm cũ. Với các gia đình ở thành phố hay kể cả ở những vùng ven đô, có một nỗi lo mỗi khi nhắc đến bánh chưng, đó chính là không gian và thời gian để nấu bánh chưng. Khu nhà ở chặt hẹp, không đảm bảo an toàn cháy nổ, không có củi để nấu bánh chưng như ở nông thôn, không thể đợi 8-10 tiếng để gói và đun bánh.

Vậy giải pháp nào cho các gia đình vẫn muốn tự làm bánh chưng? Với cách nấu bánh chưng bằng nồi áp suất của chúng tôi giới thiệu ngay sau đây sẽ là giải pháp hữu hiệu nhất đối với gia đình bạn

1. Nguyên liệu gói bánh chưng bao gồm:

Để gói bánh chưng, bánh tét thì các bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây.

  • 5 chén nếp
  • 450gr đậu xanh
  • 300gr thịt ba rọi
  • 5 củ hành tím, một lon nước cốt dừa 400ml, lá dong hoặc lá chuối
  • Một cuộn dây gói bánh
  • 2 muỗng cà phê đường
  • 1 muỗng cà phê muối
  • ½ muỗng cà phê tiêu
5 điều cần lưu ý khi nấu bánh chưng bằng nồi áp suất

Chúng ta có thể gói bánh bằng tay nếu bạn gói đẹp, còn không thì dùng khuôn để gói bánh chưng cho bánh được đẹp, vuông vức hơn nha.

Với gạo nếp thì vo sạch, có thể ngâm hoặc dấp nước. Thịt lợn thì nên dùng thịt ba chỉ, thái miếng dài khoảng 3-5 cm, ướp với hạt tiêu, muối. Đỗ xanh thì ngâm rồi dóc bỏ vỏ xanh ngoài, để ráo nước. Lá dong thì rửa sạch, lau khô, có thể chần qua nước nóng cho mềm.

2. Cách làm bánh chưng, bánh tét

Bước 1: Chuẩn bị nhân bánh

Các bạn ướp thịt ba rọi với đường, muối, tiêu, hành tím băm nhuyễn, trộn đều thịt cho thấm gia vị, nhân bánh sẽ thêm đậm đà.

Bước 2: Chuẩn bị nếp và đậu xanh

Chúng mình vo nếp và đậu xanh thật sạch ( khoảng 5 -> 7 lần) sau đó để ngâm qua đêm

Mẹo: Muốn giữ bánh tét, bánh chưng được lâu hơn thì phải vo thật kỹ nếp cho đến khi nước trong veo nhé.

5 điều cần lưu ý khi nấu bánh chưng bằng nồi áp suất

Sáng dậy đổ nước, để ráo nếp và đậu xanh trước khi gói. Sau đó đem đậu xanh hấp trong 15 phút cho đậu mềm

Tiếp đến cho nước cốt dừa, ½ muỗng canh đường, một muỗng canh muối và nếp vào xào

Bước 3: Gói bánh

Đầu tiên các bạn lau sạch lá chuối, lá dong, tùy vào việc nhà bạn chuẩn bị được lá gì thì dùng loại đó nhen.Llớp lá trong đo khoảng 3 gang tay, lớp ngoài khoảng 2 gang tay, lấy một phần lá vụn để gói phần đầu bánh.

Tiếp theo mình cùng trải lá ra và để lên theo thứ tự : một chén nếp, đậu xanh , thịt ba rọi và cuối cùng là thêm một lớp nếp thật mỏng

Kế đến các bạn sử dụng dây gói bánh chưng, bánh tét để cột chặc hai đầu và thân bánh. Vậy là chúng ta đã có những đơn bánh tét cho dịp Tết đang cận kề

Bước 4: Nấu bánh chưng, bánh tét bằng nồi áp suất

Ở công đoạn cuối cùng này các bạn cho bánh vào nồi áp suất, đổ nước vào trong nồi đến mức cao nhất, sau đó nhấn nút và nấu bánh chưng trong vòng 210 phút.

5 điều cần lưu ý khi nấu bánh chưng bằng nồi áp suất

Bước 4: Thu thành phẩm

Khi nấu bánh chưng, bánh tét bằng nồi áp suất thì thành phẩm bạn thu được là những chiếc bánh rất mềm, dẻo, ngon không thua kém gì phương pháp luộc truyền thống

5 điều cần lưu ý khi nấu bánh chưng bằng nồi áp suất

5 điều cần lưu ý khi nấu bánh chưng bằng nồi áp suất

Nồi áp suất là công cụ nấu ăn đắc dụng của các gia đình hiện nay. Với các tính năng hẹn giờ, cùng với các chế độ hầm, nấu cơm, rau củ, thịt nướng, súp, chiên xào, nồi áp suất hoàn toàn có thể một mình làm hết các chức năng của nhà bếp.

Tuy nhiên khi sử dụng nồi áp suất để nấu bánh chưng, bánh tét thì bạn cần chú ý 5 điều sau đây:

1. Chỉ nên gói những cây bánh chưng, bánh tét cỡ nhỏ

Dung tích của nồi áp suất thường có từ khoảng 3 – 5 lít, nên vừa cho cả bánh tét, vừa đổ nước vào thì chỉ nên chiếm khoảng 2/3 nồi là tốt nhất. Vậy nên bạn chỉ nên gói những cây bánh tét cỡ nhỏ vừa phù hợp với dung tích của nồi áp suất vừa rút ngắn thời gian nấu hơn.

5 điều cần lưu ý khi nấu bánh chưng bằng nồi áp suất

2. Xếp bánh khít vào nồi

Tùy theo dung tích của nồi áp suất và kích cỡ của bánh tét mà bạn sẽ cho vào nồi từ khoảng 3 – 5 bánh, không nên xếp bánh chồng chất hay quá đầy vào nồi, làm bánh lâu chín, mất nhiều thời gian.

Ngoài ra, với những khe hở giữa các đòn bánh, bạn có thể nhét thêm lá dong còn dư để chèn chặt vào những khoảng trống ấy. Cách này sẽ giúp cho bánh không bị trôi khi đổ nước vào, mà vẫn còn giữ cho bánh chín đều.

3. Khi nấu bánh chưng không cần thêm nước để nhấn chìm bánh

Nồi áp suất giúp cho món ăn được chín nhanh và mềm hơn bởi nguyên lý hoạt động của nồi, đó là giữ (nén) hơi nóng bên trong nồi để nhiệt độ trong nồi tăng cao hơn.

Tuy nhiên, khác với nấu bằng nồi thường, khi cho bánh chưng, bánh tét vào nồi áp suất, bạn nên dựng đứng từng cây bánh lên và không nên chất quá nhiều vào trong nồi, chỉ nên để từ 3 – 4 cái bánh thôi nhé.

Bên cạnh đó, khi cho nước vào nồi bạn nên giữ nước ở mức gần bằng 2/3 chiều cao của nồi, chứ không nên đổ ngập nước để nhấn chìm bánh như cách nấu thông thường. Bởi nếu đổ quá nhiều, khi nước trong nồi sôi sẽ làm cho nước tràn ra, khiến bạn dễ bị bỏng trong lúc nấu.

4. Tuyệt đối không động vào van xả khi nước đang sôi

Khi đang nấu bánh chưng, bánh tét bạn tuyệt đối không được mở van xả áp khi nước đang sôi. Vì lúc này, hơi nước trong nồi đang được nén lại, nên khi mở đột ngột hơi nóng sẽ thoát ra ngoài gây tổn thương lên da như bị bỏng, nguy hiểm hơn là gây cháy nổ.

Bên cạnh đó, việc mở van xả áp bằng tay sau khi nấu xong cũng nguy hiểm không kém, bạn nên sử dụng một vật dụng dài như đũa, dụng cụ kẹp gắp và đứng ở vị trí xa nồi áp suất để đảm bảo an toàn hơn nha.

5 điều cần lưu ý khi nấu bánh chưng bằng nồi áp suất

5. Không nên mở nồi ngay khi bánh vừa mới chín

Sau khi nấu bánh chưng chín, bạn khoan hãy mở nắp nồi ngay, vì lúc này nhiệt độ trong nồi còn khá nóng.

Thay vào đó, bạn hãy để nguyên bánh trong nồi và ngâm thêm khoảng 20 – 30 phút, vừa giúp bánh được chín đều, dẻo mềm hơn, lại vừa giúp giảm bớt sức nóng trong nồi, tránh bị bỏng.

Các bước vệ sinh nồi áp suất sau khi nấu bánh chưng

Sau khi nấu bánh chưng xong thì bạn cần vệ sinh nồi áp suất điện tử, làm như vậy sẽ giúp mang đến sự an toàn khi sử dụng và giúp cho sản phẩm có được tuổi thọ kéo dài hơn

Bước 1: Trước khi tiến hành vệ sinh bạn phải chắc rằng nồi đã được ngắt điện và nguội hẳn.

Bước 2: Xoay nắp nồi theo chiều kim đồng hồ để lấy nắp nồi ra, sau đó lấy nồi và thân nồi tách ra hẳn nhau

Bước 3: Dùng vải mềm thấm nước (vắt thật khô) lau sạch mâm nhiệt và thân nồi (bên trong và bên ngoài).

Lưu ý: không được làm sạch thân nồi bằng cách nhúng vào nước vì có thể gây chập điện rất nguy hiểm.

Bước 4: Sử dụng vải mềm (hoặc miếng bọt biển) có chất tẩy rửa trung tính để lau chùi lòng nồi.

Tuyệt đối không được sử dụng bàn chải kim loại, dung dịch tẩy rửa có tính ăn mòn cao nhằm tránh gây thiệt hại cho lớp chống dính được phủ bên trong lòng nồi.

Sau khi lau xong rửa lại bằng nước và lấy vải mềm lau khô.

Bước 5: Dùng vải mềm thấm nước vắt ẩm lau sạch phần nắp nồi.

Bước 6: Sau khi lau khô và làm sạch bạn hãy đem nồi cất giữ ở nơi khô ráo.

Như vậy, với cách nấu bánh chưng bằng nồi áp suất như trên, nỗi lo về bánh chưng của nhiều gia đình đã được giải tỏa. Không còn phải phải dành nhiều thời gian để trông bánh chưng, không cần phải băn khoăn để tìm củi đun bánh, mượn nồi to đun bánh rồi nhé! Chúc chị em thành công!