4 cách bảo quản nấm rơm để được lâu

0
1010
4 cach bao quan nam rom de duoc lau 2
4 cach bao quan nam rom de duoc lau 2
94 / 100

Bảo quản nấm rơm như thế nào để được tươi lâu là điều có lẽ rất nhiều chị em đang tìm câu trả lời, vì nếu không biết cách thì chỉ trong vòng vài ngày nấm sẽ bị hư, đem bỏ đi rất phí. Hãy cùng mình đi tìm câu trả lời thôi nào!

Gía trị dinh dưỡng có trong nấm rơm

Thành phần dinh dưỡng của nấm rơm khá phong phú, trong 100g nấm rơm khô chứa 21 – 37g chất đạm, 2,1 – 4,6g chất béo, 9,9g chất bột đường, 21g chất xơ, rất nhiều yếu tố vi lượng như canxi, sắt, phôtpho, các vitamin A, B1, B2, C, D, PP…

Trong 100g nấm rơm tươi chứa 90% nước, 3,6% đạm, 0,3% chất béo, 3,2% chất đường, 1,1% chất xơ (cellulose), 0,8% tro, 28mg% Ca, 80mg% P, 1,2% Fe, các vitamine A, B1, B2, C, D, PP… Cứ 100g nấm rơm tươi cho cơ thể 31 calorie. Với thành phần nhiều dinh dưỡng, nấm rơm không chỉ là thức ăn tuyệt vời, còn có thể chế biến nhiều “thực phẩm chức năng”, món ăn “thuốc” để hỗ trợ chữa bệnh, đặc biệt với các bệnh nội tiết chuyển hóa như: béo phì, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, xơ vữa động mạch và tăng huyết áp.

Theo Đông y, nấm rơm có vị ngọt, tính hàn có công năng bổ tỳ, ích khí, tiêu thực, khử nhiệt, tăng sức đề kháng, hạ cholesterol máu. Chủ yếu dùng tươi làm thuốc. Chữa xuất tinh sớm, gan nhiễm mỡ, suy giảm trí nhớ, giúp tăng cường sức khỏe

  • Giúp tăng cường sức khỏe: Nấm rơm tươi 200g, đại táo 5 – 7 quả, nấu thành canh, ăn trong ngày, trước khi ăn thêm ít gừng. Mỗi tuần nên ăn 2-3 lần.
  • Chữa gan nhiễm mỡ: 100g nấm rơm tươi xào với 5 quả trứng cút, dùng vào bữa ăn tối. Mỗi liệu trình trong 15 ngày.
  • Chữa cơ thể suy nhược, suy giảm trí nhớ: Nấm rơm tươi 150g, trứng chim bồ câu hoặc trứng chim cút (bỏ vỏ) 20 quả, các gia vị: bột canh, hành, gừng, dầu ăn, mì chính vừa đủ. Các thứ trên có thể làm thành món xào hoặc làm canh dùng để ăn. Hàng tuần nên ăn 2 lần. Thực hiện trong 3 tháng.
  • Hỗ trợ chữa ung thư: Nấm rơm tươi 100g, đậu phụ 50g, nấu thành canh ăn trong các bữa cơm. Nên dùng thường xuyên trong các đợt xạ trị hóa chất.
  • Hỗ trợ điều trị các vết lở loét khó kín miệng: Nấm rơm tươi 60g, nấm đầu khỉ 60g, rửa sạch, thái ra xào chung để ăn. Dùng trong 7-10 ngày.
  • Chữa xuất tinh sớm: Nấm rơm 100g, tôm nõn 50g, rau dền 30g, các gia vị: mì chính, dầu ăn, hành, bột canh… vừa đủ. Các nguyên liệu trên nấu thành canh hoặc xào dùng trong các bữa ăn. Mỗi tháng nên thực hiện trong 10-15 ngày.
4 cách bảo quản nấm rơm để được lâu

4 cách bảo quản nấm rơm được lâu bạn nên biết

Nấm rơm là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn, nhưng lại khó bảo quản nếu không làm đúng cách.

Có rất nhiều cách bảo quản nấm rơm cũng như các thực phẩm khác trong tủ lạnh mà bạn có thể áp dụng để bảo quản thực phẩm của mình. Đối với nấm rơm thì sẽ có cách bảo quản đặc biệt để có thể giữ được nấm trong thời gian lâu hơn. Dưới đây là một số cách bảo quản nấm rơm mà mình xin được chia sẽ đến quý bạn đọc.

1. Bảo quản nấm rơm trong ngăn đá tủ lạnh

Bước 1: Rửa sạch nấm rơm và để ráo

Nấm rơm mua về bạn cho vào chậu rửa. Sau đó, rửa từng cây nấm một cách nhẹ nhàng dưới vòi nước lạnh, vừa rửa vừa dùng tay xoa nhẹ nhàng đầu nấm để làm sạch bụi bẩn bám trên cây. Cuối cùng vớt ra rổ rồi dùng giấy thấm khô nước.

Bước 2: Bỏ đi phần đầu nấm

Sau khi rửa sạch nấm xong, bạn dùng dao cắt bỏ đi những chỗ dập nát ở phần đầu nấm. Sau đó tùy theo từng món ăn hoặc sở thích mà bạn có thể cắt đôi, cắt lát hoặc cắt nhỏ.

Bước 3: Ngâm nấm với nước chanh

Pha loãng 1 muỗng cà phê nước cốt chanh với 450ml nước lạnh vào thau. Sau đó, cho nấm đã thái vào trong dung dịch, ngâm khoảng 5 phút để giúp nấm không bị thâm. Cuối cùng vớt ra, dùng khăn giấy thấm khô nước.

Bước 4: Hấp nấm

Đun sôi 1 lượng nước vừa đủ trong ngăn dưới của xửng hấp. Sau đó, cho nấm vào ngăn trên và đậy nắp, hấp trong khoảng 3 – 5 phút. Khi nấm đã chín mềm thì bạn tắt bếp, lấy nấm ra ngoài và để nguội.

Bước 5: Bảo quản nấm rơm trong hộp đựng

Nấm sau khi hấp xong bạn nên để nguội rồi cho vào hộp đựng thực phẩm, mặt nấm cách miệng hộp khoảng 1.5cm. Sau đó đậy kín nắp, chuẩn bị mang đi bảo quản.

4 cách bảo quản nấm rơm để được lâu

Bước 6: Bảo quản nấm rơm trong ngăn đá của tủ lạnh

Đặt hộp đựng nấm vào vị trí phía sau cửa tủ đông hoặc phía trong cùng của ngăn đá tủ lạnh. Nhiệt độ ở khu vực này thường ít thay đổi, với cách bảo quản nấm rơm như này thì có thể để được từ 6 – 12 tháng.

2. Bảo quản nấm rơm bằng cách làm chín nấm trước khi trữ đông

Với cách làm này bạn có thể bảo quản nấm rơm trong vòng 1 năm, bạn cũng tham khảo các bước thực hiện nhé!

Bước 1: Rửa nấm bằng nước lạnh

Tương tự như cách bên trên, nấm mua về bạn đem rửa nhẹ nhàng dưới vòi nước lạnh cho sạch đất và bụi bám trên cây. Sau đó, dùng khăn giấy thấm khô nước.

Bước 2: Cắt nấm

Sau khi rửa sạch nấm xong, bạn dùng dao cắt nấm thành 4 phần hoặc thành các lát vừa đều nhau để thuận tiện cho quá trình luộc chín.

Bước 3: Luộc nấm và ngâm nước đá

Bắc một nồi nước sôi lên bếp, cho 1 ít muối vào để nấm không bị thâm. Sau đó thả nấm cắt lát vào, luộc trong khoảng 2 phút.

Tiếp đến, bạn vớt nấm ra, thả vào thau nước đá đã chuẩn bị, ngâm trong khoảng 3 – 5 phút để nấm nguội hẳn và đạt được độ giòn.

Bước 4: Để nguội và bảo quản nấm rơm vào tủ đông

Cho nấm vào túi hút chân không hoặc hộp đựng thực phẩm đậy kín nắp. Đối với hộp đựng thì bạn để mặt nấm cách nắp đậy khoảng 1.5cm để dành không gian cho nấm nở ra.

Sau đó, đặt vào ngăn đá tủ lạnh để trữ đông. Cách làm này có thể bảo quản nấm rơm trong vòng 1 năm. Khi sử dụng bạn chỉ cần đem rã đông khoảng 5 – 6 tiếng là được.

4 cách bảo quản nấm rơm để được lâu

3. Bảo quản nấm rơm bằng cách sấy khô

Bước 1: Làm sạch và cắt nấm thành nhiều miếng nhỏ

Nấm mua về đem rửa sạch với nước lạnh để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó vớt ra rổ, dùng giấy thấm khô nước bám trên nấm.

Dùng dao cắt nấm rơm làm đôi theo chiều dọc hoặc cắt lát tùy theo sở thích của bạn.

Bước 2: Sấy khô nấm

Xếp đều những miếng nấm vào khay, sau đó cho vào máy sấy khô, sấy trong khoảng 3 tiếng. Cứ mỗi 1 tiếng bạn lại mở máy ra để kiểm tra 1 lần. Khi nào nấm đạt được độ giòn, gãy khi uốn cong là có thể mang ra bảo quản được.

Nếu không có máy sấy thực phẩm thì bạn có thể dùng lò nướng, nồi chiên không dầu hoặc phơi thủ công dưới ánh nắng mặt trời để thay thế nữa đó!

4 cách bảo quản nấm rơm để được lâu

Bước 3: Bảo quản nấm rơm trong hộp đựng

Cho nấm sấy khô vào trong hộp đựng thực phẩm hoặc túi zipper rồi đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Với cách ảo quản nấm rơm như thế này thì có thể để được từ 6 – 12 tháng.

Khi sử dụng, bạn chỉ cần đổ một lượng nấm vừa đủ ra tô nước, ngâm trong khoảng 20 – 30 phút là nấm sẽ nở đều và mang đi chế biến được rồi!

4. Bảo quản nấm rơm bằng cách muối chua

Bước 1: Làm sạch nấm

Thả nấm vào thau nước lạnh, nhẹ nhàng lấy tay xoa đều bề mặt nấm để lấy đi lớp đất bùn, bụi bẩn bám trên cây. Sau đó, rửa lại dưới vòi nước lạnh và thấm khô nước bằng khăn giấy.

Bước 2: Bỏ các nguyên liệu vào hũ

Chuẩn bị một cái hũ thủy tinh thật dày để chịu được nhiệt độ cao của nước ngâm. Sau đó, bạn cho lá nguyệt quế, kinh giới, thì là, xạ hương và cây hoa oải hương vào.

Bước 3: Nấu nước ngâm nấm

Cho vào nồi 180ml nước, 1/3 muỗng cà phê giấm trắng, 1 muỗng canh muối, 1 muỗng canh hạt tiêu, 1 muỗng canh tỏi cắt lát, 1 muỗng canh hành lá cắt nhỏ và 1 muỗng canh hẹ tây. Sau đó, dùng muỗng khuấy đều hỗn hợp lên để các gia vị hòa quyện vào nhau.

Tiếp đến, bạn cho toàn bộ số nấm vào trong nồi nước ngâm rồi bắc nồi lên bếp, đun sôi ở lửa nhỏ trong khoảng 15 – 20 phút rồi tắt bếp.

Bước 4: Ngâm nấm

Để hổn hợp nước nguội hẳn rồi cho vào hũ thủy tinh đã chuẩn bị lúc nãy. Sau đó, cho nấm rơm vào và đậy kín nắp.

Cho hũ đựng nấm vào trong ngăn mát tủ lạnh. Cách làm này có thể bảo quản nấm rơm trong khoảng 1 tháng. Sau 3 ngày ngâm là bạn có thể mở nắp ra và thưởng thức hương vị thơm ngon của món ăn này.

4 cách bảo quản nấm rơm để được lâu

Mình tin chắc là sau khi tham khảo bài viết này thì việc bảo quản nấm rơm không còn là điều khiến chị em phải đau đầu suy nghĩ, cũng không phải vứt đi vì mua về chưa kịp sử dụng thì đa hư mất đúng không nè.