4 cách chăm sóc trẻ bệnh tay chân miệng

0
587
cach cham soc tre bi benh tay chan mieng
cach cham soc tre bi benh tay chan mieng
87 / 100

Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm siêu vi trùng đường ruột Coxsackievirus và Enterovirus gây ra, bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh xuất hiện chủ yếu vào tháng 2-4 và tháng 9-10

Vậy chăm sóc trẻ bị bệnh tay- chân- miệng như thế nào cho đúng để con yêu mau chóng hết bệnh ? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé.

Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?

Bệnh lây qua đường tiếp xúc, nếu trẻ tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết từ mũi họng, chất nôn hoặc phân của trẻ bị bệnh.

Triệu chứng của bệnh tay chân miệng.

Thời kì ủ bệnh là từ 3-7 ngày

Thời kì khởi phát ra bệnh là 1-2 ngày, ở thời kì này sẽ xuất hiện triệu chứng  mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, sổ mũi diễn ra trong vài ngày.

Thời kì toàn phát là 3-10 ngày, với các dấu hiệu như sau

  • Trẻ bị loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước ở niêm mạc miệng, lưỡi gây đau miệng gây đau và tăng tiết nước bọt, chảy dãi nhiều. Trẻ sẽ làm biếng ăn, thậm chí bỏ ăn, bỏ bú.
  • Những nốt phỏng nước bắt đầu xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, và vùng mông của trẻ, các nốt phỏng này sẽ tồn tại trong khoảng 7 ngày sau sẽ tự hết.

Thời kì lui bệnh. Sau 3-5 ngày nếu không có biến chứng gì xảy ra thì trẻ sẽ khỏi bệnh hoàn toàn.

4 bước chăm sóc trẻ bệnh tay chân miệng
4 cách chăm sóc trẻ bệnh tay chân miệng 4

Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng

  • Biến chứng về thần kinh là trẻ sẽ bị viêm nào, viêm màng não.
  • Biến chứng tim mạch hô hấp: viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời. Do đó ba mẹ phải hết sức chú ý chăm sóc trẻ, nếu trẻ có các dấu hiệu bệnh nặng thì lập tức đưa đén cơ sở y tế để tránh các trường hợp xấu xảy ra.

Chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng tại nhà.

Đối với các trường hợp trẻ bị bệnh nhưng ở thể nhẹ thì sau khi đi thăm khám, bác sĩ sẽ cho thuốc về nhà uống và tự chăm sóc theo dõi.

1. Thực hiện cách ly, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.

  • Bạn cần phải cách ly trẻ bị bệnh với các trẻ khác trong gia đình, cũng như hạn chế ra ngoài trong thời kì trẻ bị bệnh tránh lây lan cho trẻ khác.
  • Ba mẹ sau khi chăm sóc trẻ, cho trẻ đi vệ sinh,… thì nhớ phải rửa tay với xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc sử dụng nước sát khuẩn tay có chứa cồn. Tránh tình trạng ba mẹ cầm nắm đồ ăn, thức uống hay các vật dụng mang cho trẻ khác cũng sẽ dễ bị lây bệnh.
  • Vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ cho trẻ bằng nước ấm, tránh kì cọ mạnh làm vỡ những nốt phỏng.
  • Cho trẻ mặc quần áo mỏng,mềm, rộng rãi, thoáng mát và thấm hút mồ hôi.
  • Đồ dùng, vật dụng ăn uống của trẻ như ly uống nước, bình sữa, chén và muỗng ăn cơm cần phải để riêng ra, và nấu nước sôi trụng qua cho bé trước khi sử dụng. Không nên cho các trẻ khác dùng chung đồ dùng với trẻ trong thời gian này.
  • Ba mẹ cũng nên chú ý theo dõi sát tình trạng bệnh của trẻ để phát hiện ra các dấu hiệu bất thường để kịp thời xử lí.
  • Khi trẻ có một trong các dấu hiệu sau: Trẻ sốt cao từ 38,5 – 39 độ C, sốt cao kéo dài, trẻ quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, bứt rứt khó chịu, dễ bị giật mình, đi loạng choạng, ngủ li bì, ….thì cần phải đưa trẻ đến trung tâm y tế ngay.

2. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh tay chân miệng.

  • Khi trẻ bị bệnh tay chân miệng thường kèm theo các nốt phỏng, vết lở loét ở trong miệng gây đau nên vấn đề ăn uống gặp nhiều khó khăn, ba mẹ cần phải chú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.
  • Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, tăng số lần ăn và giảm lượng ăn đưa vào trong 1 lần.
  • Nấu thức ăn lỏng, nhạt, nên cho ăn cháo, súp là thức ăn dễ nuốt, dễ tiêu hóa mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.
  • Tránh cho ăn đồ ăn cay, nóng hoặc chua hoặc thô cứng vì sẽ làm đau miệng của trẻ.
  • Bổ sung nước mát và sữa cho trẻ.
4 bước chăm sóc trẻ bệnh tay chân miệng
4 cách chăm sóc trẻ bệnh tay chân miệng 5

3. Chăm sóc trẻ có dùng thuốc tại nhà.

  • Khi ba mẹ dùng nhiệt kế điện tử đo nhiệt độ cho bé thấy sốt 38,5 độ C thì nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Bổ sung nước cho trẻ.
  • Cho trẻ uống thuốc theo chỉ định mà bác sĩ đã kê đơn, không tự ý mua hay cho trẻ uống thuốc ngoài.
  • Đối với những vùng da bị tổn thương do vết lỡ loét gây ra thì dùng dung dịch sát khuẩn bác sĩ đã kê bôi cho bé.

Một số biện pháp phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ.

  • Hiện nay vẫn chưa có loại vacxin nào để phòng bênh cho trẻ , nên ba mẹ chú ý thực hiện một số biện pháp sau đây để phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ.
  • Hàng ngày nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, tránh nơi ẩm thấp.
  • Tạo thói quen cho trẻ là rửa tay với xà phòng dưới vòi nước sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Ba mẹ cũng nên rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn, sau khi làm vệ sinh cho trẻ.
  • Hàng ngày nên rửa sạch đồ chơi của trẻ bằng xà bông.
  • Không cho trẻ đưa đồ chơi vào miệng, không dùng chung các đồ dùng vệ sinh cá nhân như là bàn chải đánh răng, khăn lau mặt, ly uống nước.
  • Thực hiện tốt ăn chín, uống sôi, vật dụng để ăn uống thì nên trụng qua nước sôi trước khi cho trẻ ăn.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với các trẻ khác khi bị bệnh hoặc nghi ngờ bị bệnh.
  • Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh thì cần phải đưa đến cơ sở y tế để khám.
4 bước chăm sóc trẻ bệnh tay chân miệng
4 cách chăm sóc trẻ bệnh tay chân miệng 6

Trên đây là tổng hợp những kiến thức về cách chăm sóc và biện pháp phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ. Sắp đến ngày tựu trường rồi ba mẹ cùng tham khảo để chăm sóc tốt cho con của mình nhé.

Chúc các bé luôn khỏe, ba mẹ luôn vui.