10 dấu hiệu ngộ độc thực phẩm cần biết

0
744
ngo doc thuc pham 1 2
ngo doc thuc pham 1 2
92 / 100

Ngộ độc thực phẩm là danh từ dùng chung cho những trường hợp bị nhiễm độc hoặc là nhiễm khuẩn do thức ăn gây ra. Vậy cần phải chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm như thế nào cho đúng, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

ngo doc thuc pham
10 dấu hiệu ngộ độc thực phẩm cần biết 6

Việc bạn nhận biết các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm sớm sẽ giúp bạn phát hiện sớm tình trạng sức khỏe của mình để xử lý kịp thời và hạn chế nguy hiểm có thể xảy ra.

Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm

 Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bạn do tiêu thụ thực phẩm hoặc đồ uống có chứa vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây hại mà bạn vô tình không biết. Các sinh vật có hại trong thực phẩm thường bị phá hủy trong quá trình chế biến thức ăn.

Việc ăn thực phẩm có chứa độc tố độc hại cũng có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm. Và cũng có nhiều loại vi sinh vật khác nhau, có thể gây ngộ độc thực phẩm, cho nên các dấu hiệu và mức độ nghiêm trọng cũng khác nhau

Có 3 loại nguyên nhân gây nên tình trạng ngộ độc thức ăn:

Ngộ độc histamin: gây ra do thức ăn có chứa độc chất: cá ngừ, cá thu, cá nóc, cóc hoặc do thức ăn gây dị ứng như dứa.

Nhiễm độc nhiễm khuẩn thức ăn: do thức ăn nhiễm các loại vi khuẩn như clotridium botilium, samonella, shigella, tụ cầu, tả.

Ngộ độc nấm.

Do thời gian từ lúc bạn bị ngộ độc không có mốc xác định chính xác, có thể vài giờ hoặc vài ngày. Nên để xác định được nguồn thức ăn nào khiến bạn bị ngộ độc vô cùng khó khăn. Chỉ có thể dựa vào các dấu hiệu, triệu chứng bị ngộ độc thực phẩm để có cách xử lí kịp thời.

Các dấu hiệu nhận biết bạn bị ngộ độc thực phẩm.

1/ Dấu hiệu đau bụng

Đây là dấu hiệu do các  sinh vật gây hại tạo ra độc tố gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột. Điều này có thể dẫn đến viêm đau ở dạ dày, do đó sẽ làm xuất hiện triệu chứng đau bụng. Dấu hiệu này thường xuất hiện ở khu vực bên dưới xương sườn và trên xương chậu của bạn.

ngo doc thuc pham 1
10 dấu hiệu ngộ độc thực phẩm cần biết 7

Cũng có trường hợp bị chuột rút ở bụng, là do cơ bụng co lại để tăng tốc độ chuyển động tự nhiên của ruột nhằm loại bỏ các sinh vật gây hại càng nhanh càng tốt. Tuy vậy nếu chỉ dựa vào mỗi triệu chứng đau bụng thì cũng chưa thể kết luận được là bạn bị ngộ độc thực phẩm . Mà còn cần thêm một số triệu chứng khác đi kèm.

2/ Dấu hiệu tiêu chảy

Đây là dấu hiệu ngộ độc thực phẩm phổ biến, bạn sẽ đi phân lỏng trên 3 lần trong khoảng thời gian 24 giờ. Dấu hiệu này xảy ra khi tình trạng viêm khiến cho ruột làm việc kém hiệu quả trong quá trình tái hấp thu nước và các chất lỏng khác tiết ra trong quá trình tiêu hóa.

Khi dấu hiệu này xuất hiện có thể kèm theo một vài triệu chứng khác như là chuột rút ở bụng, hoặc bạn sẽ bị đầy hơi. Tình trạng tiêu chảy kéo dài có thể khiến bạn bị mất nước cho nên bạn cần phải bổ sung nước cho cơ thể.

3/ Dấu hiệu đau đầu xuất hiện

Triệu chứng này xuất hiện có thể là do bạn bị tiêu chảy, sẽ dẫn đến mất nước. Cho nên sẽ dẫn đến tình trạng đau nhức đầu. Như vậy có thế thấy được rằng mất nước sẽ làm ảnh hưởng tới não, khiến não bị mất dịch nên tạm thời bị co lại.

Tình trạng đau đầu sẽ trở nặng hơn nếu bạn vừa bị nôn mửa và kèm tiêu chảy, vì cả 2 dấu hiệu này sẽ dẫn đến việc cơ thể bạn bị mất nước trầm trọng.

4/ Chán ăn, mệt mỏi

Sỡ dĩ bạn cảm thấy chán ăn và mệt mỏi là do hệ thống miễn dịch phản ứng để chống lại tình trạng nhiễm trùng xâm chiếm vào trong cơ thể bạn.

5/ Nôn mửa

Dấu hiệu này sẽ xuất hiện khi cơ bụng và cơ hoành co bóp mạnh, khiến bạn phải đưa những chất có trong dạ dày ra khỏi miệng. Điều này khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và khó chịu, nhưng thực chất nó cũng là 1 điều tốt, vì chứng tỏ rằng cơ thể bạn đang cố gắng loại bỏ các sinh vật hoặc độc tố nguy hiểm ra ngoài.

ngo doc thuc pham 2
10 dấu hiệu ngộ độc thực phẩm cần biết 8

Dấu hiệu này có thể thuyên giảm đi sau khi bạn đã loại bỏ được độc tố ra ngoài, nhưng cũng có trường hợp sẽ bị tăng lên và kéo dài thêm. Cho nên khuyên bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện dấu hiệu nôn mửa kéo dài

6/ Rùng mình và hay ớn lạnh

Những cơn rùng mình là do cơ bắp hoạt động co bóp và thư giãn nhanh chóng để tạo ra nhiệt. Tình trạng này thường đi kèm với cơn sốt, vì pyrogens lừa cơ thể bạn nghĩ rằng cơ thể đang lạnh và cần phải làm nóng cơ thể của mình lên.

7/ Bạn bị đuối sức

Sau tất cả những triệu chứng ở trên xuất hiệnthì việc bạn bị đuối sức cũng là điều rất dễ hiểu. Triệu chứng này xuất hiện 1 phần cũng là do sự giải phóng các chất hóa học được gọi là cytokine.

Lúc này bạn sẽ cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng, mệt mỏi cho nên sức khỏe của bạn sẽ bị đuối dần đi.

8/ Bạn bị sốt

Sốt là triệu chứng điển hình khi bị ngộ độc thực phẩm, điều này chứng tỏ rằng nhiệt độ trong cơ thể bạn đang tăng lên. Nếu bạn dùng nhiệt kế điện tử để đo thân nhiệt chắc chắn sẽ từ 38,5 độ C trở lên

Triệu chứng này xuất hiện như một phần phòng thủ tự nhiên của cơ thể để chống lại nhiễm trùng.

ngo doc thuc pham 3
10 dấu hiệu ngộ độc thực phẩm cần biết 9

9/ Buồn nôn hoặc nôn

Đây là cảm giác khó chịu do các dấu hiệu đau đầu, ớn lạnh. Còn dấu hiệu buồn nôn do ngộ độc thực phẩm thường xảy ra trong khoảng từ 1 – 8 tiếng sau bữa ăn.

Trong trường hợp bạn bị ngộ độc thực phẩm, dấu hiệu buồn nôn hoặc nôn xuất hiện như một tín hiệu cảnh báo cho cơ thể bạn biết rằng, bạn đã ăn phải thứ gì đó có khả năng gây hại cho sức khỏe.

Dấu hiệ này sẽ trở nặng nếu như cơ thể bạn không thể tống xuất được chất gây hại ra khỏi cơ thể, mà bị kìm chế ở trong dạ dày.

10/ Đau cơ bắp

Dấu hiệu này xuất hiện là do hệ thống miễn dịch của cơ thể đã được kích hoạt, gây viêm. Trong quá trình này, cơ thể bạn giải phóng histamine, một hóa chất giúp mở rộng các mạch máu để cho phép nhiều tế bào bạch cầu đi qua để chống lại nhiễm trùng.

Histamine giúp tăng lưu lượng máu đến các khu vực bị nhiễm bệnh trên cơ thể. Cùng với các chất khác liên quan đến phản ứng miễn dịch. Điều này khiến cho một số bộ phận trên cơ thể của bạn nhạy cảm hơn với cơn đau và dẫn đến những cơn đau âm ỉ mà bạn thường gặp phải khi bị ốm.

Cùng với việc nhận biết các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm sớm để có cách xử lí kịp thời , thì bạn cũng nên lưu ý hạn chế những thực phẩm có nguy cơ cao gây ngộ độc hơn thông thường, nên thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi.

Những thực phẩm nên ăn khi bị ngộ độc thực phẩm

1/ Bổ sung nước cho cơ thể

Do tiêu chảy dẫn đến mất nước cho nên bạn cần phải bổ sung nước để giữ ấm cho cơ thể, uống orezon để bù chất điện giải.

2/ Ăn thức ăn lỏng, mềm và dễ tiêu hóa.

Lúc này hệ thống dạ dày ruột thường yếu, bạn nên lựa chọn một số món ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, bột yến mạch, khoai tây nghiền nấu chín, và nên ăn khi còn ấm.

3/ Bổ sung thực phẩm chứa lợi khuẩn

Bạn nên bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường ruột để giúp cân bằng lại hệ vi sinh. Sữa chua là 1 gợi ý tuyệt vời cho bạn.

Thường thì các trường hợp bị ngộ độc thực phẩm sẽ tự khỏi sau 1-2 ngày. Tuy nhiên có một vài trường hợp nặng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe nên bạn cần chú ý ăn uống hợp vệ sinh, thực phẩm nhớ nấu chín hoàn toàn. Hạn chế ăn ở hàng quán để giảm thiểu khả năng bị ngộ độc thực phẩm.

Một vì biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho bạn

ngo doc thuc pham 1 1
10 dấu hiệu ngộ độc thực phẩm cần biết 10
  • Hạn chế những thực phẩm có nguy cơ ngộ độc cao như hải sản, các loại rau ăn sống, thịt tươi có nguồn gốc động vật, trứng sữa chưa được tiệt trùng,..
  • Đảm bảo an toàn trong khâu lựa chọn và chế biến thực phẩm, chọn thực phẩm tươi ngon, thực hiện ăn chín uống sôi.
  • Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh cho đúng cách, thực phẩm sống và chí nên để riêng biệt và có hộp đựng thực phẩm chuyên dụng.
  • Hạn chế ăn ở ngoài

Như vậy là chúng tôi đã chia sẽ xong những kiến thức và dấu hiệu sớm nhật biết tình trạng ngộ độc thực phẩm để xử lí kịp thời. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh để đồng hành cùng chúng tôi.